Đặc trưng của bệnh vẩy nến là gây ra vấn đề về da rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây cảm giác khó chịu và khó khăn trong việc chăm sóc da. Chính vì vậy, mối bận tâm hàng đầu của những người mắc bệnh vẩy nến chính là làm cách nào để phòng ngừa và khắc phục các biểu hiện ngoài da do bệnh gây ra. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích và cách chăm sóc da cho người bệnh vẩy nến cần thiết nên thực hiện tốt.
Giữ ẩm cho da
Ở người bệnh vẩy nến da thường bị khô, bong tróc, thậm chí nứt nẻ gây cảm giác thô ráp rất khó chịu. Đó là do tế bào da chết bị thải ra thường xuyên và sừng hóa, kèm theo đó là triệu chứng da bị mẩn đỏ, đau nhức và ngứa. Giải pháp tốt nhất để khắc phục trong trường hợp này là giữ và dưỡng ẩm cho da, làm dịu làn da.
Bạn nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho da. Nên dùng ngay sau khi tắm xong, lau khô da và chọn những sản phẩm dưỡng da phù hợp, dịu nhẹ để tránh bị kích ứng da. Nhất là vào thời điểm không khí lạnh, khô, mùa đông càng cần chú ý giữ ẩm cho da vẩy nến.
Ngoài các dùng kem dưỡng ẩm, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, sử dụng hơi nước,…
Vệ sinh sạch sẽ và xoa dịu làn da bằng nước ấm
Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày là việc làm không thể thiếu trong việc chăm sóc da khi mắc bệnh vẩy nến giúp tẩy tế bào da chết, loại bỏ vi khuẩn, làm da da. Cách tốt nhất là người bệnh nên sử dụng nước ấm để ngâm mình mỗi ngày khoảng 15 phút. Cách này vừa giúp làm sạch da, giảm tình trạng da bong tróc vừa giúp làm dịu làn da rất tốt. Bạn chỉ nên dùng nước ấm vừa phải và không nên dùng nước quá nóng để ngâm da hoặc dùng chất tẩy rửa vì có thể gây kích ứng và khiến cho da bị bong tróc.
Sau khi rửa và ngâm mình bằng nước ấm, bạn nên thấm khô cho da và bôi kem dưỡng ẩm.
Tắm nắng
Theo nghiên cứu, ánh nắng mặt trời chứa nhiều vitamin D tự nhiên rất tốt cho người bệnh vẩy nến giúp cải thiện và chăm sóc da bị vẩy nến hiệu quả. Vtamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời giúp cho da khỏe mạnh, giảm bong tróc và thậm chí có thể chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.
Bạn nên tắm nắng hàng ngày khoảng 30 phút. Nhưng cần lưu ý không tiếp xúc da dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều vì lúc này có nhiều tia UV khiến cho da dễ chị cháy nắng và làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho làn da
Chế độ ăn uống cũng đóng góp phần quan trọng và không thể thiếu giúp cải thiện tình trạng bệnh vẩy nến. Để chăm sóc da khi bị vẩy nến, theo lời khuyên người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, omega 3,,… có tác dụng dưỡng da khỏe mạnh, làm giảm sự lão hóa da và khắc phục các triệu chứng bệnh vẩy nến cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh hiệu quả.
Các loại thực phẩm nên ưu tiên bổ sung thường xuyên như ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh (súp lơ, bắp cải,…), các loại cá (cá thu, cá mòi,…), trái cây khô (nho, mận khô,…), các loại quả (xoài, bưởi, cam, mơ),…
Không nên gãi hay cọ xát lên da
Do da khô bong tróc và ngứa gây cảm giác khó chịu nên người bệnh thường có thói quen gãi ngứa. Hành động này càng khiến cho tình trạng bệnh phát triển. Gãi nhiều và mạnh dễ khiến cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương và bị nhiễm trùng. Chính vì vậy bạn cố gắng nên bỏ thói quen này. Tốt nhất là nên cắt móng tay, không cọ xát lên da bị vẩy nến.
Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân bị vẩy nến cần ghi nhớ luôn tạo cho mình tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng, nhất là những lo lắng, phiền muộn về tình trạng bệnh sẽ là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả.